Bạn đang thắc mắc không hiểu vì sao bài quảng cáo trên Facebook của mình không được phê duyệt, tài khoản quảng cáo. tài khoản Business Manager bị khóa. Rất có thể bài viết quảng cáo của bạn đã vi phạm vào 1 trong những chính sách quảng cáo Facebook. Hãy đọc bài viết dưới đây về những chính sách chạy quảng cáo Facebook và ghi chú lại để tránh gặp phải lỗi không đáng có.
Khi một tài khoản gửi mẫu quảng cáo muốn đăng tải lên, Facebook sẽ dựa trên các tiêu chí trong chính sách để phê duyệt có cho phép chạy quảng cáo mẫu tin đó hay không. Việc chọn lọc này được Facebook thực hiện rất nghiêm ngặt. Do đó, trước khi muốn tiến hành chạy quảng cáo Facebook, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ bộ quy tắc trong chính sách quảng cáo Facebook để tránh bị khóa tài khoản hoặc không được phê duyệt bài viết.
Quy trình xét duyệt chính sách quảng cáo của Facebook
Thường thì chạy quảng cáo trên trang của bạn sau khi submit có thể sẽ trải qua tất cả các khâu kiểm duyệt kéo dài khoảng 24 tiếng đồng hồ. Trong một số trường hợp thời gian có thể lâu hơn.
Khi phê duyệt quảng cáo, Facebook sẽ cân nhắc đến các yếu tố:
Nội dung Landing Page: Trang đích có hoạt động đầy đủ và phù hợp với sản phẩm/dịch vụ xuất hiện trong quảng cáo hay không.
Nội dung quảng cáo trên Facebook: hình ảnh, văn bản, mục tiêu, bố cục sắp xếp có tuân thủ các chính sách quảng cáo hay không.
Sau khi bạn có kết quả phê duyệt quảng cáo theo chính sách, Facebook sẽ gửi thông báo đến bạn. Nếu quảng cáo của mình được thông qua tất cả, Facebook sẽ lập tức chạy ads đó và bạn có thể theo dõi bằng cách vào Trình quản lý quảng cáo (Facebook Ads Manager).
Chính sách quảng cáo của Facebook về nội dung và trang đích
Khi tạo quảng cáo, bạn hãy luôn nhớ đến các nguyên tắc này trong quá trình làm nội dung, bao gồm tiêu đề và phần văn bản chính trong quảng cáo, cũng như trang đích (còn gọi là URL trang đích).
- Đặc điểm cá nhân:
Quảng cáo không được khẳng định hay ám chỉ, dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp, rằng bạn biết đặc điểm cá nhân của một người. Đặc điểm này bao gồm tên, chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, thiên hướng tình dục, khuyết tật thể chất hoặc tinh thần, tình trạng bệnh lý, tình trạng tài chính và các khía cạnh khác của một người. Bạn cũng không được thu hút sự chú ý vào khuyết điểm dễ cảm nhận được.
Ví dụ: Bạn có theo đạo Thiên Chúa không? => Nội dung không được chấp nhận vì bạn đang ám chỉ tôn giáo của một người
Gặp cô gái theo đạo Thiên Chúa => Nội dung được chấp nhận
- Ngôn ngữ khiếm nhã
Không được sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã, tục tĩu hoặc lăng mạ. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ dùng đúng ngữ pháp và chính tả. Hãy tìm hiểu các tiêu chuẩn về ngữ pháp và lời lẽ tục tĩu.
- Tuyên bố lừa đảo
Quảng cáo của bạn trên Facebook và Instagram không được chứa tuyên bố hay nội dung giả mạo, gian lận hoặc gây hiểu nhầm. Bất kỳ tuyên bố nào bạn đưa ra đều phải được chứng minh một cách thích đáng.
Ví dụ về tuyên bố lừa đảo là “kế hoạch làm giàu nhanh” hoặc các cơ hội kiếm tiền khác mang lại thu nhập mà không cần đầu tư hoặc chỉ cần đầu tư ít. Bán hàng đa cấp hoặc các mô hình kinh doanh tương tự cũng thuộc dạng này nếu như không mô tả đầy đủ về sản phẩm hoặc cơ hội mang lại mức thu nhập như quảng cáo đã nêu. Để được phê duyệt, quảng cáo phải hoàn toàn minh bạch về việc tham gia và cơ hội kinh doanh vì mọi người thường có xu hướng báo cáo những cơ hội mập mờ.
- Nguyên tắc về trang đích
Quảng cáo của bạn có thể không được phê duyệt nếu nội dung trang đích không hiển thị hết, không phù hợp với sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo hoặc không tuân thủ đầy đủ Chính sách quảng cáo của Facebook. Để tạo trải nghiệm quảng cáo tích cực, hãy lưu ý những điểm sau:
Quảng cáo của bạn có thể không được phê duyệt nếu nội dung trang đích không hiển thị hết, không phù hợp với sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo hoặc không tuân thủ đầy đủ Chính sách quảng cáo của Facebook. Để tạo trải nghiệm quảng cáo tích cực, hãy lưu ý những điểm sau: