8 Lợi ích của quảng cáo Google khiến bạn muốn sử dụng ngay

Google Ads là một hình thức quảng cáo thông minh với nhiều ưu điểm, đem lại hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên Google Ads là gì? Lợi ích của việc quảng cáo trên Google là gì?… Cùng Life Media tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

quang-cao-google

1. Quảng cáo Google (Google Adwords) là gì?

Quảng cáo Google (Google Adwords) là một dịch vụ thương mại mà Google cung cấp cho những đối tượng có nhu cầu quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu,… của mình. Người sử dụng dịch vụ Google Ads cần trả tiền để mẫu quảng cáo được hiển thị hoặc được click vào. Quảng cáo sẽ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm, trên các trang web thuộc mạng hiển thị của Google,… thông qua việc lựa chọn từ khoá liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Vai trò của quảng cáo Google là rất lớn. Với nhiều ưu điểm của quảng cáo trực tuyến, ra đời từ năm 2000, Google Adwords đã giúp hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới tiếp cận được nhiều khách hàng và kinh doanh hiệu quả hơn. Nhờ những lợi ích vượt trội đó, quảng cáo Google đã được rất nhiều người đón nhận tại Việt Nam.

2. Phân loại các hình thức quảng cáo Google

Nhiều người thường nhầm lẫn Quảng cáo trên Google chỉ đơn là là quảng cáo tìm kiếm vì nó chạy trực tiếp trên trang Google Search. Nhưng trên thực tế Google cung cấp 6 loại hình quảng cáo khác nhau để phục vụ các mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp hướng tới.

2.1 Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)

Quảng cáo tìm kiếm là một dạng quảng cáo Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Khi người dùng gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm tự nhiên và các kết quả dưới dạng quảng cáo có liên quan đến từ khóa mà bạn đã lựa chọn.

Có tối đa 7 vị trí hiển thị cho quảng cáo tìm kiếm: 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên một trang tìm kiếm. Vị trí quảng cáo có thể hiển thị ít hơn 7 vị trí tùy thuộc theo lĩnh vực và độ cạnh tranh quảng cáo.

Ví dụ: Bạn tìm kiếm từ khóa “học tiếng anh”. Bạn sẽ thấy các kết quả tìm kiếm đầu tiên có gắn chữ “Quảng cáo”. Đây đều là hình thức quảng cáo tìm kiếm được hiển thị trên trang tìm kiếm Google.

quang-cao-google
Quảng cáo tìm kiếm hiển thị khi người dùng gõ truy vấn tìm kiếm

Quảng cáo tìm kiếm thường được sử dụng nhằm thúc đẩy hành động của mọi người như nhấp vào quảng cáo, liên hệ với doanh nghiệp,… Khi ai đó tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ giống như của bạn, nhiều khả năng họ sẽ nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và sẽ nhấp vào quảng cáo đó.

2.2 Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)

Quảng cáo mạng hiển thị của Google (Google Display Network) sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người trong khi họ đang xem các trang web ưa thích, xem video trên Youtube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Hình thức quảng cáo này giúp cho bạn hiển thị các thông điệp của mình một cách có chiến lược cho khách hàng tiềm năng ở đúng vị trí và thời điểm. Có một số loại quảng cáo mà bạn có thể chạy trên mạng hiển thị:

  • Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng: Bạn chỉ cần nhập văn bản quảng cáo, thêm hình ảnh và biểu tượng. Google sẽ tối ưu hóa quảng cáo để nâng cao hiệu suất.
  • Quảng cáo hình ảnh đã tải lên: Để kiểm soát nhiều hơn, bạn có thể tạo và tải lên quảng cáo. Bạn có thể tải lên quảng cáo dưới dạng hình ảnh ở các kích thước khác nhau hoặc HTML5.
  • Quảng cáo tương tác: Cho phép bạn chạy quảng cáo hình ảnh và video tương tác trên Youtube và trên mạng hiển thị.
  • Quảng cáo trong Gmail: Hiển thị quảng cáo có thể mở rộng ở các tab trên cùng hộp thư đến của người dùng.

2.3 Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)

Quảng cáo Google Shopping là một xu hướng quảng cáo mới của Google được nhiều người lựa chọn vì đem lại nhiều hiệu quả tức thời. Hình thức quảng cáo này cho phép hiển thị nhanh chóng thông tin cụ thể của sản phẩm về hình ảnh, giá bán, địa chỉ website một cách nổi bật, trực quan khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan trên Google.

Google Shopping thường hiển thị phía trên cùng của trang, ngay dưới thanh tìm kiếm, trên quảng cáo Google Ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên. Hoặc hiển thị ở khu vực phía trên cùng bên phải của trang tìm kiếm (không áp dụng trên điện thoại). Ngoài ra Google Shopping còn hiển thị ở Google Mua sắm (ở một số quốc gia chọn lọc), trang web Đối tác tìm kiếm của Google, mạng hiển thị của Google (chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương),…

2.4 Quảng cáo video (Video Ads)

Bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo này để tạo chiến dịch quảng cáo video hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng thông qua hiển thị video quảng cáo trên Youtube, trên Mạng hiển thị của Google,… Các định dạng quảng cáo video hiện nay gồm có:

  • Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): Quảng cáo của bạn được phát trước, trong hoặc sau video. Sau 5 giây xem người dùng có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
  • Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): Giống như quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua nhưng quảng cáo của bạn có độ dài 5 giây và người dùng không thể bỏ qua.
  • Quảng cáo đệm (Bumper ads): Quảng cáo đệm chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua quảng cáo.
  • Quảng cáo ngoài luồng ( Trueview outstream): Hiển thị trên các trang web của đối tác. Những quảng cáo này chỉ có trên thiết bị di động, máy tính bảng và được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng nhấn để phát video của bạn hơn.
  • Quảng cáo khám phá video TrueView: Bao gồm một hình thu nhỏ từ video của bạn cùng với một số văn bản, quảng cáo khám phá video mời mọi người click vào để xem video.
  • Quảng cáo trên trang đầu của YouTube (YouTube Masthead ads): Quảng cáo video gốc sẽ xuất hiện ở trên đầu trang chủ YouTube trên các thiết bị TV, PC, smartphone,…

2.5 Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps)

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu sẽ giúp bạn đưa ứng dụng (apps) của mình đến với nhiều người dùng trả tiền hơn. Bạn chỉ cần thêm một vài dòng văn bản, giá thầu, một số nội dung và phần còn lại sẽ được tối ưu hóa để người dùng tìm thấy bạn, Tuy nhiên với hình thức quảng cáo này, bạn sẽ không thể thiết kế các chiến dịch quảng cáo riêng lẻ cho chiến dịch Ứng dụng toàn cầu.

Google-ads-apps

2.6 Chiến dịch quảng cáo thông minh.

Loại hình quảng cáo Google Chiến dịch thông minh giúp bạn làm nổi bật điểm bán hàng của doanh nghiệp và thu hút khách hàng thông qua Quảng cáo trên Google, Google Maps và các trang web đối tác.

Quảng cáo Thông minh của bạn có thể xuất hiện khi khách hàng tiềm năng trong khu vực địa lý được nhắm mục tiêu tìm kiếm cụm từ liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên Google hoặc Google Maps.

Quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện cho những người nằm ngoài khu vực lân cận của bạn nhưng tìm kiếm của họ bao gồm các cụm từ liên quan đến doanh nghiệp cũng như vị trí doanh nghiệp của bạn.

3. Chi phí chạy quảng cáo Google

Chi phí chạy quảng cáo Google Adwords được tính trên tổng chi phí các chiến dịch quảng cáo. Các chiến dịch quảng cáo được chia nhỏ hơn thành nhóm quảng cáo và quảng cáo. Cách tính tiền quảng cáo là tổng chi phí các từ khóa được hiển thị hoặc click. Có 3 cách trả tiền quảng cáo:

  • CPC (Cost Per Click) – Trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột: Bạn chỉ trả tiền khi người xem để nhấp vào quảng cáo của bạn và tìm hiểu thêm.
  • CPM (Cost Per 1000 Impressions) – Trả tiền cho 1000 lần hiển thị: Người quảng cáo sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị.
  • Trả tiền khi có chuyển đổi: Bạn sẽ trả tiền khi khách hàng vào website của bạn và thực hiện các thao tác (ví dụ như đặt hàng). Chi phí này có sự thỏa thuận với Google.

quang-cao-google-cpm-cpc

Đối với quảng cáo mạng tìm kiếm (Google search), quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads), quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps) chỉ có thể sử dụng cách tính giá thầu CPC. Sử dụng cách tính giá thầu này sẽ giúp tối ưu loại hình quảng cáo của bạn hơn và bạn cũng có thể chủ động trong việc đặt giá cho mỗi chiến dịch quảng cáo.

Còn với quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network) thì có thể lựa chọn giữa CPC và CPM. Hình thức quảng cáo Video thì chỉ sử dụng được cách tính tiền là CPM.

4. Lợi ích của quảng cáo Google

Những lợi ích của quảng cáo Google là gì mà lại thu hút nhiều người muốn sử dụng đến thế? Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn, người dùng buộc phải có phương án tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và chi phí. Có thể ví dụ một số tình trạng thường gặp nhất của Google Ads: Đối thủ click chống phá quảng cáo, bạn cần tham khảo công cụ Chặn Click Ảo để giải quyết vấn đề này.

Cùng xem 8 lý do tại sao phải chạy Google Ads dưới đây.

4.1 Sự hỗ trợ mạnh từ Google

Khi sử dụng Google Adwords, người dùng sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Google bởi đây là chính sách ưu tiên cho những dịch vụ Google. Google còn liên tục phát triển các công cụ khác như Google Analytics, Google Keyword Planner,… để hỗ trợ tối đa người chạy quảng cáo hiệu quả và nhanh chóng nhất. Ngoài ra khi sử dụng Google Adwords việc gian lận sẽ bị hạn chế bởi Google luôn cập nhật kịp thời các chính sách mới.

4.2 Chi phí thấp hiệu quả cao

Khi sử dụng quảng cáo Google, website của bạn sẽ xuất hiện ở các vị trí đặc biệt, có vị trí cao hơn các website khác. Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng dễ dàng nhận thấy thông điệp của bạn.

Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của bạn và chỉ khi nào họ click vào quảng cáo của bạn để xem thêm thông tin, bạn mới phải trả tiền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn trả tiền và dễ có khả năng chuyển đổi lượt truy cập thành đơn hàng cao.

4.3 Nhắm mục tiêu quảng cáo

Không xuất hiện tràn lan và tiếp cận tất cả các đối tượng như tờ rơi, quảng cáo banner… Google Adwords chỉ xuất hiện và tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng, những người đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Với cách tiếp cận thông minh này, quảng cáo Google Adwords sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý hành vi của khách hàng tiềm năng, qua đó cải tiến và nâng cao hiệu quả kinh doanh online. Đây là một lợi ích của quảng cáo Google mà bạn không thể bỏ qua

Một số lựa chọn mà bạn có với quảng cáo trực tuyến có thể làm chiến dịch tiếp thị của bạn được nhắm mục tiêu nhiều hơn:

  • Từ khóa: Từ và cụm từ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, được sử dụng để hiển thị quảng cáo khi khách hàng tìm kiếm các cụm từ đó hoặc truy cập vào trang web có liên quan.
  • Vị trí quảng cáo: Hiển thị quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google và trang web thuộc Mạng tìm kiếm và hiển thị của Google.
  • Độ tuổi, vị trí và ngôn ngữ: Chọn độ tuổi, vị trí địa lý và ngôn ngữ của khách hàng của bạn.
  • Ngày, thời gian và tần suất: Hiển thị quảng cáo của bạn vào các giờ hoặc ngày nhất định trong tuần và xác định tần suất xuất hiện của quảng cáo.
  • Thiết bị: Quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên tất cả các loại thiết bị và bạn có thể tinh chỉnh quảng cáo của mình xuất hiện trên các thiết bị nào và khi nào.

Việc nhắm mục tiêu quảng cáo tốt sẽ giúp cho quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn, hiển thị cho họ quảng cáo có liên quan. Thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được ngắm chính xác đến đối tượng khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.4 Kiểm soát chi phí

Sử dụng Google Ads bạn có thể kiểm soát cách bạn chi tiêu tiền của mình. Không có số tiền tối thiểu phải chi trả. Bạn có thể chọn số tiền bạn chi cho mỗi quảng cáo, mỗi tháng, mỗi ngày và trả tiền khi có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.

Bạn sẽ biết được ngân sách hàng ngày đã sử dụng hết bao nhiêu, số lượng traffic đến website cũng như số lượng các khách hàng mục tiêu đã mua sản phẩm hoặc đăng ký, tìm hiểu thông tin. Nắm rõ các thông tin trên giúp bạn điều chỉnh ngân sách cho việc chạy quảng cáo hợp lý hơn.

4.5 Đo lường ngay hiệu quả hoạt động

Với nhiều công cụ quảng cáo khác đôi khi bạn phải mất từ 1-2 tuần, thậm chí là cả tháng để có được các số liệu thống kê quảng cáo, thời gian lâu như vậy có thể khiến bạn phải bù lỗ một khoản khá lớn nếu chiến dịch quảng cáo không hợp lý và hiệu quả.

Không giống như vậy quảng cáo của Google được tích hợp nhiều công cụ phân tích và thống kê thông minh sẽ giúp bạn thấy ngay được hiệu quả quảng cáo qua các số liệu như số lần xuất hiện, số lần click chuột, chỉ số CTR,… Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược quảng cáo phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bạn cũng có thể có được nhiều dữ liệu có giá trị khác như theo dõi hành động của khách hàng, sử dụng các công cụ phân tích tìm hiểu thói quen mua sắm của khách hàng.

Một lợi ích của Google là bạn có thể đo lường và kiểm soát hoạt động của mình

4.6 Quản lý chiến dịch của bạn

Một trong những lợi ích của quảng cáo Google là Google Ads cũng cung cấp cho bạn công cụ để dễ dàng quản lý và theo dõi tài khoản.

Nếu bạn quản lý nhiều tài khoản Google Ads, tài khoản người quản lý Trung tâm khách hàng (MCC) là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tài khoản này cho phép bạn dễ dàng xem và quản lý tất cả các tài khoản Google Ads từ một địa điểm duy nhất.

Bạn cũng có thể quản lý tài khoản Google Ads của mình ngoại tuyến bằng Google Ads Editor, ứng dụng trên máy tính để bàn miễn phí và có thể tải xuống cho phép bạn thực hiện các thay đổi cho tài khoản của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với Google Ads Editor, bạn có thể tải xuống thông tin tài khoản của mình, chỉnh sửa chiến dịch ngoại tuyến, sau đó tải những thay đổi của bạn lên Google Ads.

4.7 Thay đổi thông điệp quảng cáo nhanh chóng

Bạn sẽ khó tìm được công cụ quảng nào có khả năng giúp bạn có thể dễ dàng thay đổi thông điệp quảng cáo chỉ sau 15 phút. Nhưng điều này đối với Google Ads lại hoàn toàn có thể và khá dễ dàng để thực hiện. Bạn có thể thay đổi thông điệp quảng cáo bất cứ lúc nào và chỉ sau 15 phút thông điệp mới sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

4.8 Hỗ trợ tốt cho hoạt động SEO

Ngoài những lợi ích của quảng cáo Google có thể mang lại trực tiếp cho người sử dụng. Bạn còn có thể tận dụng Google Adwords cho các hoạt động SEO nhờ các thống kê, đánh giá về hiệu quả từ khóa, đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu khách thực tế…Bởi vì ưu điểm nhanh, chính xác, dễ đo lường, bạn có thể dễ dàng xác định mục tiêu và thị trường để SEO.

Nếu bạn có thể kết hợp tốt quảng cáo Google và SEO chắc chắn bạn sẽ có lợi thế vô cùng to lớn so với nhiều đối thủ khác.

5. So sánh Google Ads và Facebook Ads

Facebook Ads  Google Ads đều là 2 hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay. Cùng so sánh 2 loại quảng cáo này:

Nhắm mục tiêu:

Bạn có thể chọn lọc đối tượng cho quảng cáo bằng cách sử dụng bộ lọc sở thích, nhân khẩu học và địa lý. Sau đó, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận đúng đối tượng và chỉ được hiển thị đến với những người bạn đã định hình.

Quảng cáo Google chủ yếu dựa vào những thuật ngữ tìm kiếm nên sẽ hiển thị khi người dùng có nhu cầu thực sự về sản phẩm và dịch vụ nên sẽ giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo.

Xây dựng thương hiệu:

Người dùng có thể nhìn thấy các quảng cáo một cách thường xuyên hơn, họ cũng có thể thấy được những tương tác trước đó trước khi quyết định bấm sang website hoặc fanpage. Đặc biệt là khi mọi người thấy những người bạn đã thích sản phẩm rồi thì họ sẽ tin tưởng hơn.

Mỗi một nhấp chuột sẽ đưa người dùng đến với 1 trang đích, thường sẽ là website của doanh nghiệp. Vì thế, nếu bạn hướng tới mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi thì bạn cần phải tối ưu website một cách tốt nhất.

Chi phí quảng cáo:

Facebook áp dụng hình thức CPC để thu phí quảng cáo. Tuy nhiên quảng cáo Facebook chỉ dựa vào những sở thích, nhân khẩu học tương tự với đối tượng mục tiêu mà bạn đề ra.

Google Adwords bạn sẽ phải trả lượng phí cao hơn gấp khá nhiều lần tùy vào mức độ cạnh tranh của từ khóa do chất lượng của click. Vì Google nhắm mục tiêu trực tiếp tới những người có nhu cầu thực sự khi tìm kiếm trên Google

Độ phủ quảng cáo:

Facebook Ads chỉ được hiển thị trên Facebook

Quảng cáo Google hiển thị trên toàn bộ hệ thống rộng lớn như Youtube, Blog, Game và các đối tác cung cấp nội dung khác.

6. Một số khó khăn khi chạy quảng cáo Google

  • Từ khóa: Bạn sẽ bị phân tán khi có quá nhiều từ khóa muốn chọn lựa và phân vân từ khóa nào chất lượng và có cạnh tranh tốt. Vì thế hãy theo sát chúng trong thời gian đầu để biết chính xác ngành đó AdWords chạy như thế nào. Bạn cần tham gia đấu giá một thời gian, đồng nghĩa với việc bạn phải mất đi một số tiền để khảo sát thị trường.
  • Tài chính: Nếu nhiều đối thủ tham gia đấu giá, hoạt động kinh doanh không trôi chảy … sẽ góp phần làm chi phí gia tăng, tài chính của bạn sẽ ngày càng eo hẹp. Hãy chọn từ khóa chính xác như vậy bạn sẽ không tốn tiền cho những từ khóa rộng, không đem lại hiệu quả mà tốn tiền.
  • Đối thủ: Các đối thủ thường nâng thứ hạng quảng cáo bằng cách nâng giá thầu lên càng cao càng tốt, điều này khiến những người chạy Google Adwords bị ảnh hưởng rất nhiều còn Google thì hưởng lợi. Vì thế hãy cùng nhau từng bước nâng giá thầu quảng cáo Adwords ở con số thấp nhất như 1 đồng, 2 đồng…
  • Hiểu biết: Trường hợp bạn không có kinh nghiệm hiểu biết về sản phẩm dịch vụ mới của khách hàng, nếu như cứ cắm đầu vào chạy quảng cáo thì sẽ không mang lại hiệu quả.Hãy nghiên cứu và đưa ra một chiến lược chạy quảng cáo từ khóa thật ấn tượng, nhắm đúng đối tượng.
  • Website không đạt chuẩn của Google: Google có những yêu cầu nhất định đối với website tham gia chạy quảng cáo.

Lợi ích của quảng cáo Google rất nhiều. Hiệu quả của quảng cáo Google mang lại chắc chắn không thể bỏ qua. Điều này hấp dẫn rất nhiều người tham gia vào việc chạy quảng cáo Google. Tuy nhiên có nhiều rào cản đối với người sử dụng như cách sử dụng không quá dễ dàng, website không được Google chấp nhận do chưa đạt chuẩn…

Xem thêm thông tin Google Ads:

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Messenger
Phone
Messenger
Phone